8 kiểu hôn nhân dễ đổ vỡ
Nhiều cặp vợ chồng vẫn ngỡ ngàng vì sao họ lại chia tay "mỗi người một nơi" dù trước đây thề non hẹn biển sẽ "đầu ấp tay gối" đến lúc "đầu bạc răng long." Trên thực tế, các nguy cơ dẫn đến sự tan vỡ có những dấu hiệu sớm nhận biết được.
Sau đây là 8 kiểu hôn nhân dễ đỗ vỡ nhất, theo các số liệu nghiên cứu được Huffington Post tổng hợp.
1. Bất đồng về tiền bạc
Nếu hai vợ chồng bạn bắt đầu gây gỗ từ những ngày đầu tiên về tiền mừng cưới hay về chuyến đi trăng mật của hai người, thì bạn nên cẩn thận, vì những tranh cãi về tiền bạc là nguy cơ lớn nhất đưa đến đỗ vỡ trong hôn nhân. Theo một nghiên cứu của Đại học Kansas State University, bất kể các gia đình giàu nghèo khác nhau thế nào, số lần gây gỗ về tiền bạc trong năm đầu hôn nhân tỉ lệ thuận với nguy cơ li dị.
2. Vội cưới
Tỉ lệ ly hôn tỉ lệ nghịch với thời gian hẹn hò trước hôn nhân, theo một thống kê của Đại học Emory University. Nghĩa là, các cặp uyên ương khi dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhau hơn thì có mối hôn nhân vững bền hơn. Ví dụ, theo số liệu, một cặp hẹn hò khoảng sáu tháng có tỉ lệ ly hôn cao hơn một cặp hẹn hò khoảng ba năm là 39%.
3. Tửu lượng khác nhau
Một nghiên cứu của Đại học University of Buffalo cho thấy nếu vợ hoặc chồng có tửu lượng cao hơn nhiều so với người còn lại, thì hai người cũng có nguy cơ ly dị cao hơn bình thường. Ngoài tựu lượng về bia rượu, các thói quen ăn uống vui chơi khác cũng có ảnh hưởng tương tự. Tuy nhiên, nếu cả hai vợ hoặc chồng đều thích (hoặc đều ghét) bia rượu, thì cơ hội bền vững của cuộc hôn nhân là cao hơn trung bình.
4. Phân chia tài sản
Việc khăng khăng phải phân chia tài sản rõ ràng là một trong những dấu hiệu của một kết cục buồn trong hôn nhân. Ông bà ta vốn dĩ cũng có câu, "của chồng, công vợ." Theo kinh tế gia Bradford Wilcox phân tích trên tờ New York Times, việc san sẻ về tài sản giữa hai vợ chồng là một điều kiện tối quan trọng tạo nên một gia đình hạnh phúc.
Theo số liệu của trung tâm nghiên cứu về hôn nhân và gia đình National Center for Family and Marriage Research, những cặp nào ký giấy phân định tài sản cá nhân trước hôn nhân "prenup", có nguy cơ ly hôn cao hơn các cặp cùng chia sẻ tài khoản ngân hàng đến 2.5 lần.
5. Đám cưới quá lớn
Theo số liệu thống kê của Đại học Emory University, các cặp vợ chồng làm đám cưới quá lớn sẽ dễ chia tay hơn. Cụ thể, các cặp làm đám cưới với chi phí trên $20,000 có tỉ lệ ly dị cao hơn đến 3.5 lần so với các cắp chỉ bỏ ra từ $5,000 đến dưới $10,000 cho đám cưới .
(Hình minh họa: Getty Images)
|
6. Người thân cũng đã ly dị
Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí khoa học Social Forces chứng minh rằng "chứng" ly dị cũng có "khả năng lây lan." Nếu một người mà vợ chồng bạn quen biết, bạn bè, hàng xóm, hay người thân, cũng đã ly dị, thì nguy cơ gia đình bạn cũng ly dị sẽ tăng đáng kể- đến 75%. Các nhà nghiên cứu khẳng định: "Việc bạn ly dị không những ảnh hưởng đến những người bạn của bạn, mà còn ảnh hưởng đến những người bạn của những người bạn của bạn."
7. Khác biệt tuổi tác
Người ta hay nói "tình yêu không biên giới", không phân biệt tuổi tác, màu da, sắc tộc, tính ngưỡng, hay thậm chí cả giới tính. Tuy vậy, điều này không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp- chí ít là cho các cặp vợ chồng có cách biệt lớn về tuổi tác. Theo số liệu thống kê của Đại học Emory University, các cặp chênh lệch nhau trên 10 tuổi có tỉ lệ ly dị cao hơn 39% so với các cặp cùng tuổi.
8. Chưa trưởng thành đã cưới
Dự án nghiên cứu về hôn nhân The National Marriage Project có đầy đủ các số liệu chứng minh rằng: những cặp vợ chồng cưới nhau khi trên dưới 20 tuổi thì có tỉ lệ ly dị cao gấp hai lần so với những cặp vợ chồng còn lại.
(T.A.)/Người Việt
Post a Comment