Quan niệm tình dục của người xưa và nay
Các cô gái "tuổi dậy thì" tự răn mình trong những dòng nhật ký viết năm 1892:
"Quyết tâm không tự nói về mình hoặc chủ động bày tỏ tình cảm. Phải suy nghĩ trước khi nói. Phải làm việc nghiêm túc. Phải biết kềm chế trong mọi tình huyống. Gạt khỏi đầu những tư tưởng vẫn vơ. Phải đúng đắn....".
Sau đó đúng 100 năm sau năm (1992)
Một cô gái khác viết trong nhật ký:
"Phải luôn có đầu óc mới. Phải trang điểm trước khi ra ngoài. Luôn có quần áo mới và các loại mỹ phẩm để tạo cảm giác lạ lẫm, trẻ trung...."
Đây chỉ là một ví dụ trong hàng trăm cuốn nhật ký của hai thế hệ mà nhà sử học Jacobs Brumberg ở Đại học Cornell (Mỹ) đã nghiên cứu. Và bà vừa cho ra đời cuốn:
"Dự án thân thể: Chuyện tế nhị của những cô gái Mỹ".
Đành rằng, để có được quyền tự do như ngày nay là cả một quá trình vươn tới của nhân loại phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, nhưng chính những cô gái đó sẽ phải chịu nhiều sức ép và khủng hoảng tinh thần nhiều hơn mà điều này không chỉ xảy ra ở Mỹ.
Cách đây 100 năm, các cô gái được trang bị từ đầu đến gót chân và luôn có ánh mắt "diều hâu" của người lớn để giữ gìn "chữ trinh" đến giây phút cuối cùng. Còn thời nay, ngay từ những bước đi chập chững vào đời, họ đã bị ám ảnh về cái đẹp ngoại hình. Từ lúc 8 hoặc 9 tuổi, các bé gái đã có ý thức ăn kiêng. thậm chí, còn dễ dãi đón nhận một cách "vô tư" việc tình dục khi còn quá ít tuổi.
Mary Pipher tác giả cuốn "Riviving Ophelia" cảnh báo các cô gái đang phải đối mặt với sức ép tâm lý do chính họ đặt ra - phải đẹp, duyên dáng và để đạt được tiêu chuẩn đó ngay từ 7 - 11 tuổi đã sử dụng hóa chất.
Còn Naomi Wolf tác giả cuốn "Promiscuitris" mô tả những cô gái thời nay luôn muốn chưng diện lòe loẹt từ lúc 10 tuổi, biết "đàm đạo" về "tình dục" lúc 13 tuổi.
Bà lên án "xã hội sản sinh ra một nền văn hóa độc hại bủa vây các cô gái từ lúc còn quá non nớt và chỉ trong một khoảnh khắc nếm trải mùi đời - một lối sống thái quá xuất hiện - chúng không thể chịu đựng nổi khi có sự hiện diện của người khác giới.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, các tác động sinh vật học đóng vai trò rất quan trọng. Đầu thế kỷ 19, các cô gái bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt lúc 15 tuổi hoặc 16 tuổi, còn bây giờ có bé gái chỉ mới 11 tuổi đã có..
Đây là do điều kiện sống tốt hơn, một biểu hiện của sự trưởng thành sớm, phát triển nhanh. Brumberg nói:
"Một nền văn hóa ảo tưởng, kỳ vọng vào thân thể xuất hiện và trở thành tiêu chuẩn của các cô gái Mỹ cũng như nhiều nước phát triển khác".
Nhà "phụ nữ học" Gloria Steinem nói:
"Nền văn hóa đồi trụy không chỉ làm hại các cô gái mà cả phái mạnh cũng chịu nhiều sức ép dù không đến nỗi bức thiết".
Nói gì đi nữa xã hội vẫn phát triển và các cô gái không thể thoát khỏi các quy luật khắc nghiệt của cuộc sống.
Sự thay đổi theo hướng "cởi mở", luôn đi trước thời đại" đang trở thành vấn đề nhức nhối. Điều thiết thực nhất là phải dạy cho con trẻ về trách nhiệm, giới hạn cho con trẻ về trách nhiệm, giới hạn và các mối giao tiếp giữa nam, nữ để hạn chế bớt những hậu quả đáng tiếc. (Theo Mới)
Post a Comment