Thursday, July 4, 2013

BÍ QUYẾT GIỮ TÌNH YÊU VỢ CHỒNG SAU HÔN NHÂN

BÍ QUYẾT GIỮ TÌNH YÊU VỢ CHỒNG SAU HÔN NHÂN


         Tình yêu sau hôn nhân

          Hôn nhân là một tiến trình lâu dài đối với cả  cuộc đời của hai người. Tình yêu trước hôn nhân chỉ là mấy nốt dạo đầu của khúc nhạc tình yêu. Và tình yêu chân chính sẽ thể hiện ở mấy chục năm vợ chồng chung sống.

          Ý nghĩa yêu đương sau hôn nhân, vượt xa yêu đương trước hôn nhân. Muốn giữ cho tình yêu được bền vững và phát triển trong mấy chục năm chung sống là một việc không dễ dàng chút nào. Giữa hai vợ chồng, ngoài những tính cách khác nhau, còn tồn tại những cá biệt khá lớn trong hành vi, dục vọng và quan niệm sống, mà trong thực tế sẽ nảy sinh rất nhiều sự việc không thể lường trước được. Những mâu thuẩn, xung đột...thậm chí tình cảm bị tan vỡ là điều không lạ. Vì thế tình yêu sau hôn nhân vô cùng quan trọng, đối với sự bền vững và thân thiết trong quan hệ vợ chồng.

        Làm thế nào để tình yêu giữa vợ chồng còn mãi

        Những nguyên  nhân làm cho tình yêu lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng ngày càng xấu đi, là do sự không hiểu biết, không chia sẻ và thông cảm.... cuộc sống vợ chồng sau hôn nhân thiếu khoa học. Tình yêu không thể đặt ra ngoài cuộc sống gia đình, đó là điều vô cùng quan trọng, bốn nguyên tắc dưới đây, sẽ giúp cho tình yêu của vợ chồng được bền vững lâu dài.

       1. Tăng thêm sự hấp dẫn của bạn :

       Sự hấp dẫn của bạn sẽ vô cùng quan trọng đối với việc nảy sinh tình cảm. Muốn làm cho tình yêu giữa vợ chồng còn mãi, trước hết phải giữ gìn sự đặc biệt của bạn. Tuyệt đối không được ăn mặc lôi thôi hoặc biến mình thành con người dở nam, dỡ nữ. Người vợ luôn dịu dàng, đáng yêu như xưa và vẫn phải giữ gìn sắc đẹp của bản thân như thời còn đang yêu đương. Người chồng phải giữ được hình tượng của một đấng nam nhi : Tề chỉnh, trang trọng, hiểu biết, khoan dung yêu vợ càng sâu đậm hơn.

        2. Phải biết tạo hứng thú cho cuộc sống chung:

        Vợ chồng cùng nhau giữ gìn cuộc sống gia đình, "mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi". Ngày qua ngày, tự nhiên thấy buồn chán, cuộc sống vợ chồng trở nên bình thản vô vị. Vì vậy vợ chồng nên thường xuyên cố gắng đem lại cho nhau những sự hứng thú để giúp cho cuộc sống lứa đôi thêm phong phú. Những phụ nữ đã sống lâu năm ở đô thị nên tổ chức thỉnh thoảng cùng nhau đi du lịch, hoặc đi chơi xa trong những ngày nghỉ phép, sẽ khiến cho hai người có dịp điều chỉnh tâm lý về tình cảm, và cùng thưởng thức những thú vị của cuộc sống hôn nhân.


        3. Tăng thêm tình cảm vợ chồng:

       Sau khi kết hôn, vợ chồng sớm tối bên nhau, tình cảm gắn bó, xa nhau một chút là thấy nhớ nhung. Tình cảm ấy làm cho tình yêu giữa vợ chồng ngày càng sâu nặng. Khi xa nhau hai tâm hồn bỗng thấy thật trống trải. Vì vậy, bạn mới hiểu được người phối ngẫu đối với mình thật quan trọng và không thể chịu nổi nếu thiếu vắng người ấy. Sự xa cách tạm thời của đôi lứa, rất có tác dụng tình cảm, làm gia tăng sự nhớ nhung và yêu thương của nhau.

        4. Nên hòa hợp trong việc chăn gối:

        Hoà hợp trong sinh hoặt ái ân là liều thuốc gắn bó vợ chồng với nhau. Không nên đánh giá thấp của việc ân ái. Nếu lấy việc chăn gối làm vũ khí trừng phạt đối phương là điều không nên. Việc đó, chỉ làm cho tình cảm vợ chồng ngày càng phai nhạt và xa cách.

        Bí quyết để có cuộc hôn nhân hạnh phúc

        Những cặp vợ chồng mong muốn cuộc hôn nhân của mình hạnh phúc suốt đời đều cần phải khắc phục những nguyên nhân nguy hiểm, mà trong cuộc sống gia đình thường hay xảy ra.

        1. Ba năm đầu quyết định sự thành công hay thất bại của hôn nhân

        Một năm sau hôn nhân, sự va chạm phần lớn từ những chuyện nhỏ, như thói quen cá nhân, việc phân công trong gia đình.....

        Nhà cửa bề bộn không ai quyét dọn, bốn bề quần áo vứt lung tung, vậy thì anh ta coi mình là cái gì? là bảo mẫu ư? hoặc "Này sao em không làm bữa ăn sáng?"

        Người chồng đứng bên bếp xào nấu và càu nhàu "khỉ thật, cô không làm được à?"

        Người vợ cũng không kém: "Tôi làm bảo mẫu cho anh đã ngán đến tận cổ rồi, anh muốn ăn cơm tôi đi nấu, anh bày bừa ra ngập nhà cửa, tôi thu dọn, anh muốn yêu thì yêu. Nhưng anh phải biết rằng tôi cũng là một con người. Có ai giúp tôi?" Tiếp theo đó, là một trận khẩu chiến. Sau đó sinh ra giận dỗi, người vợ chạy về nhà mẹ đẻ trút hết tất cả đau khổ, buồn bực cho mẹ nghe. Như thế không thể giải quyết được vấn đề triệt để. Cuối cùng, rồi đâu lại vào đó, vợ chồng trở lại vui vẻ.

       Quyết không nhờ bên ngoài can thiệp tự giải quyết, đó là một bước tiến lớn. Tuy nhiên, đó là cách giải quyết có ý nghĩa của sự tranh chấp ở thời kỳ đầu giữa hai vợ chồng. Những công việc nhỏ trong nhà như nấu cơm, xếp quần áo, dọn dẹp nhà cửa đã có sự phân công cụ thể.

        2. Sinh hoặt tình dục không hoàn hảo  

        Mâu thuẩn cũ vừa mới giải quyết xong, thì mâu thuẩn mới lại xuất hiện. Lần này thì người vợ lên tiếng trước, người vợ trách chồng không hiểu biết trong sinh hoặt ân ái, người chồng nổi giận.

        Người vợ đi tìm thầy thuốc nói ra bất mãn của mình: "Đối với sự hiểu biết về giới tính, anh ấy không phải là một đấng quân tử".

        "Tại sao cô không nói thẳng với anh ấy?"

        "Tôi không dám nói"

        " Cô sợ cái gì!" thầy thuốc chân thành hỏi: "Cô là vợ anh ấy, lại không tin anh ấy, có rất nhiều phụ nữ, không dám nói lên ý nghĩ, cảm giác của mình đối với "chuyện ấy" Bạn có thể nói với anh ấy phải làm thế nào để cả hai bên cùng thỏa mãn".

          3. Hiệu ứng gia đình

          Cho dù gia đình - Đó là một tên gọi vô cùng thân thiết, cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra: Hiếu kính với mẹ chồng là một việc đau đầu. Thậm chí vì nó mà vợ chồng cãi nhau. Trong 3 năm đầu, có tới 1/5 số vợ chồng hay xảy ra cãi nhau vì chuyện họ hàng thân thích hai bên, rồi nảy sinh ra những mâu thuẩn. Nguyên nhân những vụ cải vã ấy phần lớn đến từ mẹ chồng. Những câu chuyện vụn vặt chung quanh bạn, những lời giáo huấn khó nghe của mẹ chồng....Bạn nên có sự chuẩn bị những lời đay nghiến của mẹ chồng, và dù sao bà ta cũng là mẹ chồng của bạn. Một người con dâu ngoan, lúc này bạn cần phải có sự nhẫn nại, thông cảm.

       4. Vấn đề tài chánh:

        Căn nguyên của sự cãi nhau trong hôn nhân, là động lực thúc đẩy quá nửa những trường hợp ly hôn, mà nguyên nhân của sự cãi nhau ấy, thường là ở chỗ, ai là người nắm quyền quản lý tài chánh trong gia đình.

       Việc quản lý tài chánh trong gia đình có hai phương thức:

          - Một là, mỗi người có một vốn riêng
          - Hai là, tất cả đều là của chung

       Người ta nhận thấy rằng, những gia đình tất cả đều là của chung, thì người chồng có quyền quyết định tuyệt đại đa số việc chi tiêu trong gia đình. Các bà vợ lúc đầu không hề để ý đến mà lại cho rằng bản thân cuộc hôn nhân đã mang ý nghĩa của cuộc sống chung, có nghĩa là đồng cam cộng khổ."Của chúng ta là một từ có sức mạnh. Còn "Của anh", "Của tôi" lúc này mất đi ý nghĩa tồn tại. Nhưng thời gian qua đi, họ cảm thấy mình bị mắc lừa. Tiền không mang lại sự bình đẳng cho con người. Tiền bạc do mồ hôi nước mắt của họ làm ra, nhưng khi sử dụng nó, thì họ lại không có quyền gì.

         Những gia đình mỗi người một vốn riêng, mọi người đều hài lòng, nhưng điều không được như ý là : Ai kiếm được nhiều tiền hơn thì tỏ ra rộng rãi trong chi tiêu, còn người kiếm được ít tiền  thì tự ti và sinh ra bực tức.

        Có một biện pháp để loại trừ sự tệ hại của hai hình thức trên, bảo đảm cho không khí hoà thuận của gia đình. Đó là cùng chọn cả hai hình thức quản lý tài chính trên, nếu đôi vợ chồng trẻ mỗi người có một vốn riêng, thì lập thêm một quỹ vốn thứ 3, tập trung phần lớn tiền lương hàng tháng vào đó. Việc chi tiêu hằng ngày lấy ra ở quỹ vốn đó. Như vậy sự mâu thuẩn trong gia đình sẽ dần dần mất đi.

      5. Những nguy cơ do con cái đem lại

       Theo thống kê, có đến 80% số người xây dựng gia đình đều mong có con. Nhưng con cái cũng có thể mang lại nguy cơ cho gia đình. Tiếng khóc chào đời của đứa trẻ mới sinh, đã kết thúc cuộc sống êm đềm,lãng mạn. Tiếng khóc đêm của đứa trẻ, sự ràng buộc của những công việc lặt vặt hằng ngày. Cuộc sống yên tĩnh, nay đã bị xáo trộn, với sự mệt mỏi. Nếu lại thêm chuyện cãi nhau thường xuyên, có một số cặp vừa mới làm bố mẹ được mấy tháng đã chán nản chia tay.

        Ngày nay, phụ nữ đều có ý thức theo đuổi sự nghiệp, việc làm, trước khi quyết định sinh con nên chú ý "4 không".

        1. Không nên có thai trước khi chưa qua 3 năm sau khi kết hôn mà sự nghiệp chưa thành.

        2. Không nên có thai khi chưa gánh vác nổi công việc nuôi dạy con cái.

        3. Không nên có thai nếu chồng của bạn không thích có con.

        4. Vấn đề quan trọng nhất là không nên cho rằng, có kế hoạch thì sẽ ổn định được hiện trạng hôn nhân.

         Sự thật không phải như vậy, nếu sinh con ngoài ý muốn sẽ tạo thành bi kịch, đặc biệt là đứa trẻ đáng thương.

        Tuy nhiên, khi việc mong muốn sinh con đã được hai bên chờ đợi thì sự  mang thai của bạn lại là một tin vui.

        Khi trong bụng bạn có một sinh mệnh nhỏ bé, bạn và chồng bạn sẽ vô cùng sung sướng, thấp thỏm mong chờ. Người chồng trở nên chăm chỉ hơn. Sau đó khi có thai bạn thường bị nôn mửa, chàng sẽ trở thành bác sĩ chăm sóc bạn, anh ấy phảng phất như một người cha hiền từ, và bạn sẽ trở thành một đứa trẻ thích được nuông chiều. Đối với chàng, đây là thời kỳ tập làm cha. Trong thời kỳ này bạn sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

            By Ngọc Hà - Bí Quyết Giữ Hạnh Phúc Sau Hôn Nhân 


        

Post a Comment

 
Copyright © 2013 CẨM NANG YÊU | Powered by Blogger